Những tiếng hú rít (feedback) phát ra từ loa trong quá trình dàn âm thanh hoạt động là một vấn đề rất hay gặp và luôn làm đau đầu dân setup. Đặc biệt đối với các hệ thống âm thanh hội trường, nơi có nhiều yếu tố khác biệt so với lúc thử loa như tiếng nói, sóng điện thoại, thêm vật thể phản âm là con người. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Loại âm thanh thứ hai và thứ ba là âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Và khi âm thanh hồi nguồn này đủ lớn thì loa sẽ phát ra những tiếng rú. Và như thế sẽ có 2 nguyên nhân phát ra tiếng rú tiêu biểu nhất:
_ Micro: Thiết kế của các dạng micro trên thị trường hiện nay thường sẽ có những lỗ thoát hơi phía sau màng nhún. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà những lỗ thoát hơi này bị bịt kín thì âm thanh thu được sẽ bị cộng hưởng dội bên trong micro, gây ra những tiếng "hú rít".
_ Hệ thống amply và loa: Đôi khi nguyên nhân cũng là do việc amply cung cấp thiếu công suất cho loa, khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ nên phát sinh các tiếng hú. Hoặc khoảng cách giữa loa và micro cũng là một nguyên nhân rất phổ biến, điều này thường rất hay xảy ra trong quán karaoke bởi phòng cỡ 20-30m2 thì khoảng cách loa-người hát là khá nhỏ.
Ngoài ra đôi khi những tiếng hú này còn được gây ra bởi việc thao tác không hiệu quả của các kỹ thuật viên âm thanh, điều chỉnh các thiết bị không hợp lý, ví dụ cố tình tăng EQ dải âm thấp quá lố để làm tăng sự trầm hùng trong bài phát biểu của lãnh đạo chẳng hạn!
_ Chọn dùng micro và loa có tính định hướng cao để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Loa hội trường có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.
_ Hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Đôi khi trong quá trình diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 7-10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất.
_ Chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro: Đây là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất, hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn gây ra trong trường hợp này. Và cũng đừng vì lí do này mà đặt loa quá xa hay khác hướng với người nghe, vì như thế tuy giảm được tiếng hú nhưng hiệu quả âm thanh lại không còn.
_ Không đặt micro quá xa so với người nói. Việc này không chỉ giúp giảm tiếng hú mà còn mang lại âm thanh đầy đặn, vang vọng cho hội trường. Và đây cũng là cách để giảm bớt âm thanh hồi nguồn do micro gây ra.
_ Chọn dùng micro và loa có đặc tính tần số tương đối ổn định. Đặc biệt cần tránh dùng micro và loa mà sơ đồ tần số đáp ứng của nó có nhiều trị số đỉnh rõ rệt, bởi điều đó tương đương với việc micro/loa rất nhạy với 1 tần số nào đó nên dễ gây rú rít.
_ Sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha... sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng ampli cung cấp công suất không đủ cho loa, gây ra tiếng hú.
_ Điều chỉnh âm lượng từ tốn: Không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó khi bạn muốn nó to lên, mà hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý.
_ Sử dụng Equalizer: Sử dụng equalizer giúp cho người dùng dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số không như mong muốn, gây ra âm thanh hú của hệ thống.
Đó là nguyên nhân gây ra những tiếng hú và những mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới để tùy chỉnh thật tốt cho dàn âm thanh của mình.
Nguyên nhân của tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường
Để xử lý triệt để vấn đề này thì trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng hú. Một micro khi hoạt động thường thu được 3 loại âm thanh chủ yếu:- Âm thanh người sử dụng micro.
- Âm thanh loa phát ra dội lại.
- Âm thanh phản xạ từ các mặt tường.
Loại âm thanh thứ hai và thứ ba là âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Và khi âm thanh hồi nguồn này đủ lớn thì loa sẽ phát ra những tiếng rú. Và như thế sẽ có 2 nguyên nhân phát ra tiếng rú tiêu biểu nhất:
_ Hệ thống amply và loa: Đôi khi nguyên nhân cũng là do việc amply cung cấp thiếu công suất cho loa, khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ nên phát sinh các tiếng hú. Hoặc khoảng cách giữa loa và micro cũng là một nguyên nhân rất phổ biến, điều này thường rất hay xảy ra trong quán karaoke bởi phòng cỡ 20-30m2 thì khoảng cách loa-người hát là khá nhỏ.
Ngoài ra đôi khi những tiếng hú này còn được gây ra bởi việc thao tác không hiệu quả của các kỹ thuật viên âm thanh, điều chỉnh các thiết bị không hợp lý, ví dụ cố tình tăng EQ dải âm thấp quá lố để làm tăng sự trầm hùng trong bài phát biểu của lãnh đạo chẳng hạn!
Cách khắc phục những tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường
Có rất nhiều cách để khắc phục những tiếng hú cho dàn âm thanh hội trường, các bạn có thể áp dụng đồng thời các mẹo dưới đây đều có thể mang lại hiệu quả._ Chọn dùng micro và loa có tính định hướng cao để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Loa hội trường có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.
_ Hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Đôi khi trong quá trình diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 7-10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất.
_ Chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro: Đây là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất, hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn gây ra trong trường hợp này. Và cũng đừng vì lí do này mà đặt loa quá xa hay khác hướng với người nghe, vì như thế tuy giảm được tiếng hú nhưng hiệu quả âm thanh lại không còn.
_ Không đặt micro quá xa so với người nói. Việc này không chỉ giúp giảm tiếng hú mà còn mang lại âm thanh đầy đặn, vang vọng cho hội trường. Và đây cũng là cách để giảm bớt âm thanh hồi nguồn do micro gây ra.
_ Chọn dùng micro và loa có đặc tính tần số tương đối ổn định. Đặc biệt cần tránh dùng micro và loa mà sơ đồ tần số đáp ứng của nó có nhiều trị số đỉnh rõ rệt, bởi điều đó tương đương với việc micro/loa rất nhạy với 1 tần số nào đó nên dễ gây rú rít.
_ Sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha... sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng ampli cung cấp công suất không đủ cho loa, gây ra tiếng hú.
_ Điều chỉnh âm lượng từ tốn: Không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó khi bạn muốn nó to lên, mà hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý.
_ Sử dụng Equalizer: Sử dụng equalizer giúp cho người dùng dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số không như mong muốn, gây ra âm thanh hú của hệ thống.
Nhận xét
Đăng nhận xét