Tai nghe hiện nay đã trở thành một thiết bị quá phổ biến trong đời sống hàng ngày, phục vụ cho cả nhu cầu làm việc và giải trí của con người. Tai nghe được sử dụng trong các nhu cầu đa dạng như nghe nhạc, xem phim, chơi game, nghe gọi điện thoại hay học ngoại ngữ... có thể nói đây là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhiều người khi nghe xong tai nghe thường có thói quen cất ngay vào túi hoặc hộp đựng, hay thậm chí để ngay trên bàn làm việc. Bụi bám, môi trường ẩm sẽ làm cho chiếc tai nghe bị mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Vì vậy, việc vệ sinh tai nghe định kỳ là một điều cực kỳ cần thiết giúp phòng tránh các mối nguy hại tiềm tàng mà chúng ta ít khi chú ý đến. Bài viết sau đây sẽ nêu ra 8 bước đơn giản để vệ sinh chiếc tai nghe một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết:
- Xà phòng hay bột giặt
- Nước ấm
- Khăn mềm
- Bàn chải cũ hoặc bông ráy tai (Q-Tip)
- Khăn lau nhỏ
- Băng keo 2 mặt
- Kiểm tra Manual của tai nghe
Một vài loại tai nghe trong sách hướng dẫn kèm theo sẽ có hướng dẫn cách tháo ráp và thậm chí là chỉ định rõ nên dùng hóa chất hay vệ sinh như thế nào. Bạn nên ưu tiên làm theo chỉ dẫn của hãng.
Lau chùi và bảo quản như thế nào ?
Chúng ta bắt đầu lau từ ngoài vào trong. Nhúng miếng vải mềm vào nước ấm pha xà phòng và bắt đầu lau nhẹ thanh đỡ qua đầu và chụp tai. Trước khi lau nhớ vắt nhẹ để khăn chỉ ẩm nước, tuyệt đối không lau bằng khăn quá ướt để tránh nước nhỏ xuống và thấm vào bên trong tai nghe. Lần đầu lau bằng nước ấm pha xà phòng, lau lại 2 3 lần tiếp theo nữa để đảm bảo không có dính xà phòng trên thanh đỡ hoặc chụp tai, nó không gây hại gì nhưng nhìn không được ưa mắt.Các tai nghe chụp tai hiện nay đã bắt đầu chuyển qua sử dụng chụp làm bằng một chất liệu là da nhân tạo chứ không dùng nilon dễ rách và bong tróc như ngày xưa. Tuy nhiên ở Việt Nam mình khí hậu nóng ẩm, làm chúng dễ co giãn hơn, bên cạnh đó mồ hôi của chúng ta sẽ làm chúng mau mục nên tốt nhất là sau khi đeo nghe trong một thời gian dài, lấy miếng giẻ lau ẩm lau lại chụp tai để sạch mồ hôi. Khi bảo quản, nhớ để nơi khô thoáng và tránh trường hợp nhét cốp xe máy.
Chụp tai thường là phần bẩn nhất vì phải thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi và ráy tai. Cẩn thận tháo nhẹ theo đúng các bước trong sách hướng dẫn và bắt đầu lau sạch bằng khăn thấm nước ấm pha xà phòng. Với chụp dày bạn cần cẩn thận không để nước thấm vào có thể gây mục chụp. Với chụp tai mỏng nên nhẹ tay để tránh làm rách. Lấy đệm chụp tai ra rửa sạch và để cho khô.
Một số tai nghe có kèm theo màng lưới chắn bên ngoài lòng chụp tai để chống các vật thể lạ lọt vào bên trong tai nghe (râu, tóc, bụi cát...), màng này cũng cần được vệ sinh một cách cẩn thận. Đa số màng chắn đều có thể tháo rời khỏi chụp tai để thuận tiện cho việc vệ sinh. Đầu tiên bạn sẽ cần tháo chụp tai ra, sau đó lau rửa màng lưới này một cách nhẹ nhàng (vì rất dễ rách). Khăn cũng không được quá ướt để tránh bụi nước kết thành mảng trên mắt lưới. Nếu màng lưới quá khó tháo ra khỏi tai nghe mà dính ráy tai, lông thú, hay các mảng bụi bạn úp nó xuống, dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ cho lớp bụi bẩn này rơi ra ngoài.
Lắp ráp
Lắp ráp lại như cũ theo đúng các bước chi tiết trong sách hướng dẫn đi kèm với tai nghe, đồng thời chú ý các bước đặc biệt có thể có ở mỗi loại tai nghe khác nhau. Sau khi lắp ráp bạn có thể nghe thử để đánh giá thành quả của mình.Các bước trên sẽ giúp bạn vệ sinh và bảo quản chiếc tai nghe yêu quý của mình, giữ chúng luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất cũng như phòng tránh các rủi ro về vấn đề vệ sinh. Chúng ta nên đặt ra một lịch vệ sinh định kỳ dựa trên nhu cầu sử dụng hàng ngày, thường là khoảng 1 tháng (với người sử dụng tai nghe nhiều) hoặc 2-3 tháng (với lượng sử dụng trung bình).
Nhận xét
Đăng nhận xét